Hệ thống phanh ABS trên ô tô: có gì khác so với phanh thường và phanh CBS

Hệ thống phanh ABS trên ô tô: có gì khác so với phanh thường và phanh CBS

Hệ thống chống bó cứng phanh (phanh ABS) là một trong những tiêu chuẩn an toàn được các nhà sản xuất ô tô trang bị trên các dòng xe của hãng. Vậy phanh ABS có điểm gì nổi bật để được xem là một trong những trang bị an toàn trên xe?

Phanh ABS là gì?

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-Lock Brake System) là một trong những trang bị an toàn trên xe ô tô.

Đây là cơ cấu phanh điều khiển điện tử, có tác dụng ngăn ngừa việc hãm cứng bánh xe ô tô trong tình huống cần giảm tốc khẩn cấp, tránh hiện tượng văng trượt và duy trì khả năng kiểm soát hướng lái.

hệ thống ABS

Khi được kích hoạt bằng cách đạp phanh dứt khoát, hệ thống phanh ABS sẽ tự động nhấp nhả phanh liên tục, giúp các bánh xe không bị bó cứng, cho phép người lái duy trì khả năng điều khiển xe tránh chướng ngại vật và đảm bảo ổn định thân xe. 

Nếu xe không được trang bị phanh ABS thì khi bánh xe rơi vào tình trạng bị trượt, tức độ bám đường giảm xuống thấp hơn mức cho phép của bánh xe, sẽ dẫn tới lực truyền cho bánh xe từ động cơ không giúp cho xe tiến lên mà ngược lại gây ra sự mất kiểm soát.

Cấu tạo hệ thống phanh ABS ô tô

Hệ thống phanh ABS trên ô tô được cấu tạo bởi các bộ phận như: Cảm biến tốc độ, hệ thống thủy lực và van thủy lực, bơm thủy lực và hệ thống điều khiển.

Cảm biến tốc độ ABS

Giúp phanh ABS nhận biết được các bánh xe có bị rơi vào tình trạng “bó cứng” hay không. Cảm biến ABS này thường được đặt ở trên mỗi bánh xe hoặc ở bộ vi sai tùy theo trường hợp.

Van thủy lực của hệ thống phanh ABS

Đây là van kiểm soát các má phanh ở mỗi bánh.

Có 3 vị trí của van thủy lực ABS cơ bản:

  • Van mở: Áp lực phanh tương đương áp lực của người lái lên bàn đạp phanh được truyền trực tiếp đến bánh xe.
  • Van khoá: Tăng áp lực phanh mà người lái đặt lên bàn đạp phanh lên bánh xe.
  • Van nhả: Làm giảm áp lực phanh mà người lái đặt lên bàn đạp phanh lên bánh xe.

Bơm thuỷ lực của hệ thống phanh ABS

Có nhiệm vụ bơm và xả để thay đổi áp lực lên các bánh xe thông qua hệ thống van thuỷ lực.

Tham khảo bài viết: Những kinh nghiệm lái xe máy, xe ô tô an toàn trong mùa mưa bão

Nguyên lý hoạt động của phanh ABS

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS hoạt động nhờ vào các cảm biến tốc độ trên từng bánh xe, gửi thông tin về cho ECU ABS và từ đó ECU ABS sẽ nắm bắt được vận tốc quay trên từng bánh xe và phát hiện ngay tức khắc khi bánh xe nào có hiện tượng bị “bó cứng” khi người lái đạp phanh đột ngột, dẫn tới hiện tượng bị trượt khỏi mặt đường.

Khi xảy ra việc phanh đột ngột, hệ thống sẽ thực hiện động tác ấn – nhả thanh kẹp trên phanh đĩa khoảng 15 lần mỗi giây, thay vì tác động một lực cực mạnh trong 1 khoảng thời gian khiến bánh có thể bị “chết” như trên các xe không có ABS.

hệ thống phanh ABS
Một số loại phanh ABS

Khi xe được trang bị hệ thống phanh ABS, máy tính của hệ thống sẽ dựa vào các thông số mà các cảm biến vận tốc và cả thao tác của người lái để đưa ra những áp lực phanh tối ưu nhất cho từng bánh, qua đó đảm bảo tính ổn định của xe và vẫn cho phép người lái kiểm soát được quỹ đạo của xe.

Chi tiết nguyên lí hoạt động của hệ thống phanh ABS

Nếu ECU (Electronic Control Unit – bộ xử lý và điều khiển điện tử trung tâm) nhận thấy có một hay nhiều bánh có tốc độ chậm hơn mức quy định nào đó so với các bánh còn lại. Lúc này, thông qua bơm và van thủy lực, hệ thống phanh tự động giảm áp suất tác động lên đĩa (đây là quá trình nhả), giúp bánh xe không bị bó cứng. Tương tự, nếu một trong các bánh quay quá nhanh, máy tính cũng tự động tác động lực trở lại, đảm bảo quá trình hãm.

Hệ thống này sẽ ngay lập tức đã phát huy tác dụng giảm thiểu đáng kể số vụ tai nạn giao thông và mức độ nghiêm trọng của những vụ tai nạn này. Sau nhiều thử nghiệm khắc nghiệt thì cho đến nay, hệ thống phanh chống bó cứng đã trở nên hoàn thiện hơn và là một hệ thống an toàn không thể thiếu trên ô tô đời mới.

hệ thống phanh abs
Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS

Hiện nay, hệ thống chống bó cứng phanh cũng đã được trên các dòng xe máy cao cấp. Phanh ABS trên xe máy có cấu tạo cũng tương tự như phanh ABS trên ô tô. Tuy nhiên, việc trang bị phanh ABS cũng khiến giá xe cao hơn trước.

Phanh CBS là gì?

Hệ thống phanh CBS (Combi Brake System) lại hoạt động trên nguyên lý tác động lực phanh trực tiếp lên đồng thời cả 2 bánh trước và sau của xe máy.

hệ thống phanh cbs
Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh CBS ( đối với xe máy )

Như vậy bánh xe sẽ dừng theo cách thông thường, nhưng chỉ khác là lực phanh không chỉ tác động vào 1 bánh mà đồng thời tác động vào 2 bánh xe. Do đó, lực dừng phanh sẽ tốt hơn và an toàn hơn. Tránh được tình trạng 1 bánh dừng còn bánh còn lại vẫn chuyển động.

Phanh ABS và CBS có gì khác biệt?

Nếu xét về lực phanh tác động đồng thời trên tất cả các bánh xe thì cả 2 hệ thống phanh xe ABS và CBS đều tương đương nhau.

Phanh ABS

Tuy nhiên, với việc được trang bị công nghệ hiện đại hơn với hệ thống cảm ứng từng bánh xe và CPU điều khiển trung tâm, chính vì thế, hệ thống phanh ABS cho phép áp dụng hệ thống phân phối lực phanh trên các bánh tốt hơn.

Cụ thể, các bánh xe có tải trọng nặng hơn sẽ được phân phố lực phanh nhiều hơn những bánh xe ít tải trọng hơn. Chính điều này khiến hệ thống phanh ABS được sử dụng ở hầu hết các dòng xe ô tô và các dòng mô tô hiện đại.

Phanh CBS

Trong khi đó hệ thống phanh CBS giúp phân bổ lực phanh lên đồng thời cả 2 bánh. Xét về lý, rõ ràng an toàn hơn hẳn so với cách phanh xe truyền thống.

Tuy nhiên, nguyên lý hoạt động phanh CBS vẫn giống như hệ thống phanh đĩa (hoặc tang trống). Do đó, khi phanh gấp, hoặc đường trơn trượt, thì vẫn có thể xảy ra tình trạng bó cứng phanh.

So sánh phanh abs và cbs

PhanhABSCBS
Lực phanhTrên cả hai bánh xe là tương đương nhau.
Cấu tạoCấu tạo phức tạp, gồm nhiều thành phần hơn phanh CBS.Cấu tạo không mấy phức tạp, tuy nhiên phân bổ lực phanh lên cả 2 bánh xe.
Hiệu suất phanhCho hiệu suất phanh tốt hơn so với phanh CBS và phanh thường.Do nguyên lý hoạt động giống với phanh đĩa/tang trống; trong trường hợp phanh gấp, đường trơn trượt vẫn bị tình trạng bó cứng phanh.
Ưu điểmAn toàn nhấtKiểm soát lực kéoRút ngắn khoảng hãmTăng sự tự tin khi điều khiểnTăng tuổi thọ cho phanhCó thể tự bật hoặc tắt phanh ABS theo ý muốn  khi đang điều khiển xe.An toànChi phí thấpHợp với xe có công suất thấp, giá rẻ.Phù hợp với dòng xe commuter, cruiser và touringPhù hợp với người không có kinh nghiệm lái xe.
Nhược điểmChi phí đắt, không hợp với xe máy giá rẻKhông phải tính năng hoàn hảo cho đường xấu.Không thích hợp đối với Stunt Bike.Có thể làm tăng khoảng cách hãm trên bề mặt trơn nhẵn như mặt băng, dầu hoặc bùn.Thiết lập phức tạpBảo dưỡng khóKhó dùng đối với những người có kinh nghiệm điều khiển xe.Gây mất tập trung đối với người láiKhông tốt đối với xe cao cấp và xe có công suất lớn.Bảo dưỡng khóKhông thể tắt theo ý muốn
Top
Đã thêm xe!
Đã thêm xe vào danh sách yêu thích!